Bài viết này sẽ chia sẻ những cách chuẩn bị đất trồng sen đá từ những người có kinh nghiệm để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này và chăm sóc chúng tốt hơn.
Hiện nhiều bạn trẻ chưa biết cách chuẩn bị đất trồng sen đá nên không chăm cây được lâu. Mỗi loài cây sẽ phù hợp với những điều kiện đất trồng khác nhau. Do đó, thông qua bài viết này, Chậu Cây Xinh sẽ chia sẻ cho bạn một số cách trộn đất để bạn có thể tự mình trồng được những chậu sen đá khỏe mạnh. Những kiến thức này được chúng tôi góp nhặt từ nhiều bạn chơi sen đá lâu năm.
Sen đá tuy dễ trồng, dễ chăm nhưng nếu bạn không hiểu được đặc tính của chúng thì 90% cây sẽ không sống được lâu. Nếu bạn may mắn mua sen đá từ những người thực sự hiểu cây, bạn sẽ không tốn tiền vô ích. Nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu về loài cây này trước khi bắt tay vào việc trồng sen đá thì mọi chuyện rất dễ dàng. Việc cây sống lâu hay không phụ thuộc nhiều vào môi trường đất của chúng.
Vì đặc tính chịu hạn tốt nhưng chịu úng kém nên sen đá ưa sống ở môi trường đất thông thoáng, thoát nước tốt. Do đó, bạn hay suy nghĩ tại sao bạn mình cũng trồng sen đá và không chăm sóc kỹ như mình nhưng cây lại khỏe mạnh, tươi tốt. Đây là kết quả của khâu chuẩn bị đất trồng. Nếu biết cách trộn đất trồng sen đá thì việc chăm cây sẽ cực nhàn và cực dễ. Bạn cần nắm vững đặc tính của sen đá là cần loại đất trồng: tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và đương nhiên cần đủ dưỡng chất nuôi cây.
Sau khi được nhiều người chơi sen đá có kinh nghiệm chia sẻ thì hiện có 3 nhóm nguyên liệu chính thường được dùng sau đây: xỉ than, phân bò, trấu hun; xơ dừa, phân bò, tro trấu và cuối cùng là xỉ than, perlite, tro trấu. Tùy vào điều kiện thực tế mà bạn có thể lựa chọn những loại nguyên liệu phù hợp miễn sao đáp ứng đầy đủ những yêu cầu:
Mỗi loại nguyên liệu cần có những thao tác chế biến khác nhau. Bạn tham khảo những cách chuẩn bị cụ thể sau đây nhé!
Hiện có nhiều nơi bán trấu hun sẵn. Nhưng để đảm bảo trấu hun không chứa nhiều muối khoáng không tốt cho việc trồng sen đá, bạn nên tự mua trấu về hun. Việc hun trấu sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh tiềm ẩn cũng như loại bỏ những hạt lúa bị sót lại dễ mọc cây con hút chất dinh dưỡng của sen.
Nếu không có điều kiện hun trấu, bạn có thể thay thế việc này bằng cách ngâm trấu trong nước sạch tầm 10 ngày rồi ủ trấu ngâm với trichoderma để tiêu diệt mầm bệnh.
Xỉ than được tận dụng từ than tổ ong đã sử dụng. Bạn nên bỏ than tổ ong đã dùng vào bao tải, nhúng bao than vào trong nước rồi dùng búa đập nát hoặc dùng chân giẫm vụn. Cách làm này sẽ giúp bạn hạn chế bụi trong quá trình đập than.
Sau đó, bạn dùng rổ thưa lọc vụn than, giữ lại những hạt xỉ than kích thước bằng ngón tay út. Bạn tiếp tục ngâm xỉ than trong nước vôi tầm 1 tuần để loại bỏ chất phèn.
Bạn dùng những hạt nhỏ để trộn đất trồng sen đá. Những hạt to hơn bạn có thể lót bên dưới đáy chậu để giữ độ thông thoáng cho đất.
Trước khi trộn vào đất, bạn xé vụn xơ dừa, sau đó ngâm vào nước vôi tầm 3 ngày. Sau cùng, bạn xả lại với nước sạch và vắt thật khô.
Việc xử lý xơ dừa như trên giúp cây sau khi trồng không bị quéo rễ.
Perlite có dạng viên hình tròn và có nhiều màu giống như trân châu nên nhiều nơi còn gọi là đất trân châu. Bạn có thể tìm mua ở những cửa hàng cây cảnh.
Perlite là một thành phần không thể thiếu của đất trồng sen đá. Chúng giúp đất trồng được tơi xốp, thoát nước tốt và cung cấp khoáng chất kích thích sự ra rễ của cây.
Sau khi mua sen đá về, bạn cần thực hiện việc thay đất để đảm bảo sự phát triển của cây. Với 3 loại hỗn hợp kể trên, bạn cần pha trộn đúng tỷ lệ sau đây:
Để kiểm tra độ tơi xốp của đất, bạn dùng tay năm chặt hỗn hợp đất vừa trộn sau đó mở tay ra. Hỗn hợp đất trồng sen đá đạt chuẩn là đất không bị vón cục. Nếu đất bị vón cục thì bạn nên xem xét cho thêm 1 ít xỉ than hoặc perlite để đất tơi xốp hơn.
Sau khi đã chuẩn bị đất thật kỹ, bạn hãy tiến hành trồng cây vào chậy theo trình tự:
Sen đá ưa đất thông thoáng nên bạn không nên dùng cát phủ lên bề mặt chậu. Vì hạt cát quá nhỏ, chúng sẽ bít chặt những lỗ thoát khí của đất. Điều này sẽ khiến đất trồng lâu khô dẫn đến sự úng rễ.
Chậu sen đá nên được đặt nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời và chỉ nên tưới nước sau khi trồng khoảng 2 – 3 ngày.
Nhiều bạn thích trồng sen đá vào chậu thủy tinh không có lỗ thoát nước có thể dùng 1 lớp sỏi hoặc than hoạt tính lót dưới đáy chậu để chúng hút ẩm, hạn chế tối đa việc thối rễ cây.
Với những thông tin trên đây bạn đã cơ bản nắm được đặc tính của các loài sen đá để có cách trồng và chăm sóc phù hợp. Việc chuẩn bị đất trồng sen đá đóng vai trò quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đây là loài cây trồng đặc biệt, chúng khác với những cây trồng khác nên trước khi trồng bạn nên chuẩn bị thật kỹ để sau đó bạn chăm sóc thật dễ dàng.
Chúc bạn có những chậu sen đá thật xinh nhé!